THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY RẰM THÁNG 7

1. Rằm tháng 7 là ngày Lễ Vu Lan

    Truyện kể dân gian rằng ngày Rằm tháng 7 xuất phát từ câu chuyện của Bồ tát Mục Kiều Liên - một trong những đệ tử giỏi của Đức Phật. Khi nghe tin mẹ ông bị lưu đày kiếp Ngạ Quỷ, vì thương mẹ nên ông dùng phép đến tìm mẹ và dâng cơm cho mẹ. Nhưng cơm vừa đến miệng mẹ thì lại biến thành tàn lửa. Mục Kiều Liên đau lòng quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật nói rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Sau khi nghe lời Phật dạy thì ông đã thực hiện và cứu được mẹ. Về sau ngày Rằm tháng 7 được xem như ngày báo hiếu cha mẹ.

2. Rằm tháng 7 là ngày Xá Tội Vong Nhân

    Theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" thì việc cúng cô hồn tháng 7 là do liên quan đến chuyện giữa ông A Nan Ðà và một con quỷ miệng lửa. Vào một buổi tối, khi A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước tới. Quỷ nói rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và luân hồi thành ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá liền nhờ quỷ bày cho cách để tránh khỏi khổ đồ. Quý nói rằng: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". A Nan đem chuyện thưa với Đức Phật, Phật liền đặt cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni" để tụng trong lễ cúng để thêm phúc phần.

3.Cách cúng Rằm tháng 7

    Mâm cúng Rằm tháng 7 sẽ thường có mâm cúng thần linh, gia tiên và mâm cúng chúng sinh. Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... 
  • Mâm cúng thần linh sẽ có gà trống nguyên con và xôi hoặc bánh chưng đã bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Bên cạnh phải có rượu, chè, hoa quả, trái cây.
  • Mâm cúng gia tiên thì là một mâm cơm như cúng bình thường tùy vào hoàn cảnh người đang sống, món chay hay mặn đều được.

    Lễ cúng chúng sinh sẽ được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Chủ nhà sẽ đọc văn khấn hoặc bài cúng theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

4. Lời chúc Rằm tháng 7 hay, ý nghĩa

    Vào tháng 7 cô hồn sẽ gặp nhiều xui xẻo nên người ta hay gửi cho nhau những lời chúc để chúc may mắn, nhiều sức khỏe cho gia đình và mọi người. Nhiều lời chúc rằm tháng 7 đơn giản nhưng cũng sẽ giúp cho người nhận yên tâm và vui vẻ hơn rất nhiều.

  • 1. Mùng 1 đầu tháng cô hồn, chúc bạn sẽ gặp được nhiều may mắn, tài lộc trong tháng này.
  • 2. Tháng 7 m lịch hãy nhớ đến nó như tháng của ân tình, của tình cảm gia đình và tình cha nghĩa mẹ.
  • 3. Trần gian cũng lạ, tháng 7 lịch mặt trăng, bao cảm xúc miên man trong chữ Tình. Chúc bạn một tháng 7 dồi dào tình thương từ những người xung quanh.
  • 4. Tháng cô hồn kéo theo những xui xẻo, tai ương có thể xảy đến bất cứ lúc nào nhưng nếu bạn thành tâm tích đức, sống vui vẻ hòa nhã thì không cô hồn nào dám động vào bạn. Chúc tháng 7 cô hồn ai ai cũng được bình an, may mắn nhé!
  • 5. Hy vọng tháng 7 cô hồn sẽ không khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi hay chán nản. Hãy vui lên rồi cô hồn sẽ tự khắc tránh xa bạn.

    Trên đây là bài viết giới thiệu về Rằm tháng 7 nguồn gốc, ý nghĩa ngày Rằm tháng 7. Hy vọng các bạn sẽ có một cái nhìn tích cực hơn về tháng này và mọi điều may mắn, bình an sẽ tới với các bạn!

Lên đầu trang