Chữ chạy

02/04/2019 11:14

ĐO ĐẠC VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VỚI CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

ĐO ĐẠC VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VỚI CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Vai trò của các dữ liệu thông tin địa lý và các dữ liệu quan sát trái đất, cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian được đánh giá cao trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vì thực tế các chỉ số đánh giá tiến độ, mục tiêu của chương trình và các hoạt động giám sát cung cấp dữ liệu đều có bản chất là thông tin không gian.

 Việc thực hiện các mục tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững khó có thể thành công nếu thiếu sự hợp tác, quan hệ đối tác giữa các tổ chức quốc tế với các tổ chức trong nước, giữa sự hợp tác giữa các tổ chức trong nước liên quan đến tạo lập, cung cấp và chia sẻ dữ liệu không gian và dữ liệu quan sát Trái đất theo các yêu cầu chung (dữ liệu phân nhóm, thời gian thực, dữ liệu động, mở, có tính pháp lý và có thể sử dụng được).

Mục tiêu chung phát triển bền vững giai đoạn 2016-2030 của Liên Hợp Quôc

Khung tham chiếu mặt đất quốc tế (ICRF, ITRF) và Hệ thống trắc địa quan sát toàn cầu (cung cấp các dịch vụ đo hình học, trọng lực, hải dương học và là cơ sở hạ tầng đo lường của GEOSS) có vai trò và tầm quan trọng nổi bật trong việc xác định các chỉ số của SDGs và giám sát không gian/thời gian, vì một phần, chúng được gắn với Trái đất và sử dụng như là một khung thống nhất cho bất cứ nơi nào trên thế giới (toàn cầu, khu vực và địa phương), và ngoài ra, còn đảm bảo quan sát với độ chính xác rất cao, có khả năng xác định sự thay đổi ở mức mm/năm liên quan đến các quá trình dẫn đến thảm họa tự nhiên hay do sự can thiệp của con người gây ra.

 Đo đạc bản đồ có vai trò quan trọng đối với quá trình thực hiện SDGs vì chức năng, nhiệm vụ của công tác đo đạc bản đồ trong đó có đo đạc bản đồ cơ bản là cung cấp thông tin địa lý; đảm bảo hạ tầng dữ liệu không gian; hạ tầng đo đạc quốc gia, cung cấp một khung hình học thống nhất không chỉ nhằm tích hợp các dữ liệu không gian/chuyên đề phục vụ cho các nhu cầu xã hội, phát triển kinh tế mà còn phục vụ việc xác định các chỉ số mục tiêu phát triển bền vững và giám sát quá trình.

Để đảm bảo phục vụ hiệu quả xác định và giám sát các chỉ số mục tiêu, cần cân nhắc thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện lộ trình xây dựng các thành phần hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia để thống nhất với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 nhằm tránh trùng lặp, dư thừa và dữ liệu không nhất quán giữa các bộ, ngành và địa phương. Cụ thể, việc xác    định các tập dữ liệu nền, dữ liệu chuyên ngành/thống kê cần được ưu tiên thực hiện trước để tiến tới phát triển một hệ thống khung GIS - thống kê và chia sẻ dữ liệu trực tuyến; tiếp tục phát triển và hoàn thiện mạng lưới đo đạc quốc gia đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng mạng lưới trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục và trạm tham chiếu động thời gian thực hoạt động liên tục để liên kết với hệ tọa độ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi thu nhận dữ liệu GIS vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững… Bên cạnh đó, cần tăng cường sự hợp tác hơn nữa giữa các nhà quản lý dữ liệu, các tổ chức nhà nước với các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm trong thực thi SDGs; tranh thủ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, lĩnh vực quan sát Trái đất (EO) và địa tin học, khối lượng dữ liệu thu nhận (EO4SDGs) ngày càng tăng, khả năng tiếp cận dữ liệu quan sát Trái đất ngày càng thuận tiện (mở), và diện người dùng cũng rộng rãi hơn. Thực trạng này yêu cầu công tác đào tạo EO/GI phải tăng cường khả năng tiếp nhận kiến thức mới, kỹ năng thực thi công việc để tạo nguồn lực thực hiện SDGs cũng như  theo yêu cầu thị trường và xã hội.

 http://chuyentrang.monre.gov.vn

 

 

 

Ngày 02/04/2019 
Ban truyền thông Khoa TĐBĐ&TTĐL 

Lên đầu trang